Những lưu ý khi sử dụng dầu ăn và mỡ động vật

Sự khác biệt giữa mỡ động vật và dầu thực vât

– Dầu thực vật dễ hấp thu hơn mỡ động vật.

– Mỡ động vật được lấy từ gia súc, gia cầm, hải sản như bò, lợn, gà, cá hồi…

– Dầu thực vật là nguồn chất béo được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, lạc, đậu nành…

– Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hòa) và có khả năng tái tạo ra cholesterol trong máu, ngoại trừ dầu của một số loại cá vì chúng chứa nhiều omega-3 và omega-6.

– Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no (chưa bão hòa) và không có cholesterol, ngoại trừ một số loại như dầu dừa, dầu cọ và dầu ca cao.

– Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, mỡ động vật ở thể đông đặc còn dầu thực vật ở thể lỏng.

– Dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K; trong khi mỡ động vật thì chứa nhiều vitamin A, D.

Những lưu ý khi sử dụng dầu ăn và mỡ động vật

– Những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch… thì nên kiêng mỡ lợn.

– Với những người bình thường thì trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân bằng cả dầu và mỡ. Chuyên gia khuyên rằng tỉ lệ phối hợp lí tưởng nhất giữa dầu thực vật và mỡ động vật trong bữa ăn là 2:1 (2 dầu 1 mỡ).

– Để phòng ngừa bệnh ung thư vú, phụ nữ nên hạn chế sử dụng mỡ động vật.

– Trong quá trình chế biến món ăn, những món cần chiên rán ở nhiệt độ cao thì bạn nên sử dụng mỡ động vật, còn nếu trộn salad hay xào bình thường thì có thể dùng dầu ăn.

– Tuyệt đối không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.

– Bảo quản dầu ăn và mỡ động vật ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và cần đậy kín nắp sau khi sử dụng.

Sử dụng dầu ăn và mỡ động vật đúng cách không những giúp bảo vệ sức khỏe mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Chúc bạn luôn là người nội trợ thông thái!

Trả lời